Tại sao Card Đồ Họa rời thường hay bị hư?
Tháng trước Card đồ họa (hay còn gọi là Card màn hình, VGA) trên con laptop của mình vừa mới hư, lang thang trên mạng tìm cách giải quyết, tìm được bài này khá là hữu ích, share mọi người luôn. Trước tiên là đi từ cái cơ bản trước nhé.
Chip GPU là gì?
Trước tiên để hiểu đóng chip GPU là gì thì bạn nên hiểu cấu tạo của 1 chip GPU, ở đây mình sẽ nói sơ qua 1 chút về cấu tạo của nó:
1 con chip GPU bình thường có các thành phần như sau:
- GPU Die (hay còn gọi là Wafer “đã qua chế biến” hoặc con chip GPU): Đây chính là thứ quyết định tới hiệu năng của của 1 chiếc card đồ họa, mạnh hay không đa phần tại nó hết .
- GPU Die Solder ball (chân chip GPU): Đây là những cái chân giúp kết nối GPU Die với Organic substrate
- Organic substrate (hay còn gọi là đế chip hoặc GPU BGA): Đế chip là phần nằm bên dưới GPU Die, quyết định không nhỏ tới hiệu quả tản nhiệt cũng như băng thông giữa GPU Die và bo mạch GPU
- Organic substrate Solder ball (Chân đế chip): đây là chân tiếp xúc giữa đế chip và bo mạch GPU
Tại sao con chip GPU laptop tự dưng lăn ra chết?
GPU rời của laptop có thể chết theo nhiều cách khác nhau, có thể là do con chip hỏng, có thể do chân đế chip bị oxy hóa…
Chân đế chip bị oxy hóa là điều rất rất hiếm gặp, nhất là linh kiện máy tính vì chúng thường được bảo vệ rất kĩ và rất khó bị lỗi (xác suất chỉ 1/1 triệu cái thôi trừ khi nào dây chuyền sản xuất bị lỗi).
Cái thường hay bị nhất trên chip GPU là do bong chân chip, có thể do tản nhiệt kém hoặc keo tản nhiệt quá khô dẫn đến việc GPU phải chịu nhiệt độ cao. Cứ làm như thế liên tục thì 1 ngày nào đó chân chip sẽ bong ra và GPU không còn chạy được nữa
Cái này bạn có thể tìm qua những đợt “triệu hồi” laptop hỏng, nhất là các Macbook Apple có card đồ họa rời vì khả năng tản nhiệt RẤT KÉM
Vì sao vậy? Ở đây mình đã chuẩn bị 1 bảng nhiệt độ các bộ phận cho các bạn xem:
Bộ phận | Nhiệt độ nóng chảy |
Chân chip GPU | Dưới 120°C |
Chân đế chip GPU | Khoảng 200°C |
Chip GPU / đế chip | Lên đến 300°C |
Sự thật thì không bao giờ laptop nóng quá 100°C được vì nóng quá 100°C máy tự động tắt liền và ngưỡng 100°C chỉ đủ để làm nóng chảy Chân chip GPU thôi.
Vậy đóng GPU để làm gì thế?
Câu trả lời là không được gì cả trong hầu hết các trường hợp. Nếu bạn để ý thì khi đóng GPU thì người ta đóng Chân đế chip GPU chứ chẳng ai mà đóng Chân chip GPU cả vì chỉ cần tách chip GPU ra khỏi đế thì không thể xài được nữa và “xác định” vứt luôn con chip.
Khi bạn khò chân đế chip thì bạn đang khò luôn cả chân chip, làm cho chân chip khít lại và thế là bạn có thể xài tiếp được rồi
Nếu như bạn nói như thế thì… mình phí tiền à? Có cách nào để kéo dài thời gian sử dụng không?
Chính xác rồi, vì nếu đóng chip xong thường thợ chỉ xài keo silicon khoảng 20k thôi, máy vẫn chạy quá nóng thì trong tầm 2-3 tháng GPU lại lăn ra chết và cứ thế tiếp tục vòng lặp “đóng chip” hoặc mua máy mới.
Cách 1: giảm nhiệt độ
Cách khắc phục đơn giản nhất là đóng chip xong tháo máy ra rồi trét keo tản nhiệt cao cấp tầm 100-300k thì máy sẽ chạy được lên đến 1 năm hoặc thậm chí có thể trụ được khi nào máy hỏng luôn thì thôi. Không những thế nó còn giúp máy chạy ổn định và nhanh hơn nhiều.
Với mức giá không dễ chịu cho lắm cho keo tản nhiệt nhưng tính trên giá trị to lớn mà nó mang lại, cách làm trên hoàn toàn xứng đáng với giá tiền bạn bỏ ra.
Cách 2: thay luôn VGA
Cách này sẽ có giá thành cao hơn so với cách 1 và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn khi làm trên máy hàn chết GPU lên bo mạch chủ vì các linh kiện này thường mua từ Trung Quốc về và nó được lấy từ máy hỏng (hay còn gọi là E-Waste, rác thải điện tử) rồi ráp vào máy bạn nên chất lượng sẽ không đảm bảo.
1 số máy có card đồ họa tháo ra được (dạng MXM) thì chỉ cần mua 1 card đồ họa khác có kích cỡ bỏ vào máy được và cùng hoặc công suất thấp hơn là xong rồi, rất đơn giản và chất lượng tốt hơn so với thay chip VGA.
— Nguồn: tinhte —
Nói tóm lại là muốn card VGA dùng lâu bền thì nên đi vệ sinh, bơm keo tản nhiệt định kỳ. Còn nếu ko may hư rồi thì cố gắng kiếm cái card VGA tương tự thay thế cho chắc, tốn kém hơn việc đóng chip, nhưng dùng sẽ bảo đảm hơn. Còn sang nữa thì đi mua máy mới luôn :v
#Cóc
Thấy hay thì Like, thấy thích thì Share nhé.
Đừng quên bấm vào biểu tượng Chuông Đỏ bên dưới góc trái màn hình để đăng ký nhận thông báo ngay khi Chân Đất Blog có bài mới.