Nữ lập trình viên kiếm được hơn 300 tỷ từ việc phát triển ứng dụng? Có thật hay không?

Nữ lập trình viên kiếm được hơn 300 tỷ từ việc phát triển ứng dụng? Có thật hay không?

Dân tình hôm nay xôn xao với việc một nữ lập trình viên kiếm được hơn 300 tỷ từ việc phát triển ứng dụng đưa lên store. Rất thú vị và hào hứng, hãy thử phân tích chút xem sao?

Đầu tiên, giả định các ứng dụng sẽ được phát triển và đưa lên chợ của cả 2 nền tảng là android (play store) và ios (app store). Cả 2 chợ này thu phí hoa hồng cỡ 30%, nên muốn thu về được 300 tỷ thì ứng dụng phải kiếm được 400 tỷ trên 2 chợ. Doanh thu 400 tỷ đến từ 2 cái chợ này, ta giả định doanh thu từ play store (của android/google) là khoảng 130-150 tỷ (cỡ 6 triệu đô) để phân tích tiếp (vì doanh thu từ app store của ios thường cao gấp rưỡi tới hai lần doanh thu từ play store).

Tiếp đến là, trong 1 năm thường thì một lập trình viên (kể cả là công ty) chỉ thành công với 1 tới 2 ứng dụng (2 là con số hiếm). Lý do là, khi bạn phát triển một ứng dụng có tăng trưởng và doanh thu tốt, bạn sẽ cải tiến nó, tăng cường quảng cáo nó để có doanh thu tốt hơn (chứ ngu gì đi làm cái mới, ý tưởng có phải vô hạn đâu?). Do đó, nếu có doanh thu 6 triệu đô từ play store, tôi cho rằng nó là doanh thu từ 1 ứng dụng (chứ ko phải nhiều). Có thể là nhiều, thì phần lớn doanh thu cũng chỉ rơi vào 1 cái mà thôi.

Tiếp theo, hãy điểm qua các phương thức thu tiền phổ biến từ ứng dụng (hay game) mobile đưa lên store:

1. Thanh toán một lần khi cài đặt hoặc kích hoạt/đăng ký ứng dụng (paid app)

2. Thanh toán phí sử dụng ứng dụng theo chu kỳ (subcription)

3. Mở khóa từng vật phẩm, tính năng, nội dung trong ứng dụng (in app purchases)

4. Quảng cáo (advertising)

5. Ủng hộ (donate)

Segue Blog Mobileapp Planning

Tuy nhiên, lưu ý rằng, phương thức số 4 bạn sẽ nhận thanh toán từ đơn vị/đại lý cung cấp quảng cáo chứ không phải từ store (ví dụ từ admob thì admob trả tiền cho bạn). Phương thức số 5 thì nhận trực tiếp qua số tài khoản ngân hàng hay paypal, cũng ko thông qua store. Hơn nữa kiếm tiền từ 2 phương thức này thì gần như là khó kiếm nhất (kiếm ít nhất) trong cả 5 phương thức trên. Vậy nên loại luôn đc hai phương thức 4 và 5.

Qua các phân tích bước đầu như trên, tôi tiếp tục phân tích nội dung hẹp hơn: muốn kiếm được 6 triệu đô từ play store (bỏ qua app store) với 3 phương thức 1 2 3 kể trên thì cần đạt được những điều kiện như thế nào ?

Với phương thức số 1, giá thường thấy cho 1 ứng dụng đăng trên play store dao động từ 1$ tới 10$. Các ứng dụng nổi tiếng, có quảng cáo khét lẹt may ra bán đc 10$, còn các ứng dụng/game việt nam thường đặt mức giá 2$. Nếu tính theo mức giá này, muốn thu được 6 triệu đô thì cần bán được 3 triệu phiên bản. Nếu thật sự có 1 ứng dụng (hay game) nào đó đạt được 3 triệu lượt tải trong 1 năm, chắc thông tin về ứng dụng cũng đc công bố rùm beng lên rồi. Cũng vừa thử check, các ứng dụng trả phí có nhiều lượt tải cũng thường có số cài đặt tối đa là 1 triệu mà thôi. Vậy phương thức này xem ra ko hợp lý!

Phương thức số 2, giả sử ứng dụng thu phí người dùng cứ mỗi năm là 40$ (một con số cũng khá cao rồi đấy). Khi đó để đạt được con số 6 triệu doanh thu, thì cần có 150 000 người đăng ký và trả phí sử dụng ứng dụng trong năm. Đây không phải là 1 con số quá kinh khủng, nhưng những ứng dụng có thể đạt được tới 150k người trả mức phí 40$ cho 1 năm sử dụng quả thật ko nhiều. Ứng dụng như vậy một là có nội dung phong phú (ví dụ dạy tiếng anh), hai là có tính năng vô cùng phức tạp và đầy đủ. Cả 2 yếu tố này, tôi nghĩ một lập trình viên là khó để hoàn thành đc sản phẩm (tôi nghĩ là cần 1 team ít nhất 5 người thì hợp lý hơn)

Phương thức số 3 thì dễ gặp, hay thấy ở các game online, có đồ họa đẹp, tính năng phong phú, sự kiện thú vị, độ cạnh tranh cao. Theo đó, người dùng cần trả tiền để mở khóa vật phẩm, nhân vật, tính năng đặc biệt. Số tiền mà một người chi cho game kiểu này thì vô cùng, có thể lên tới vài trăm đô tới cả nghìn đô mỗi người chơi. Giả sử mỗi người chơi chi ra 100 đô mua vật phẩm, thì để thu 6 triệu đô ta cần có 60 000 người chơi như vậy. Đây là con số hợp lý, ko quá kinh khủng vs các game dạng này. Có 1 đặc điểm là, để phát triển đc game như thế này, chắc chắn cần 1 đội ngũ có vài thành viên (khoảng 5 tới 10), khó có chuyện 1 lập trình viên phát triển thành công.

Mobile Games

Qua 3 phân tích về 3 phương thức thu tiền như trên, tôi nhận định rằng 1 cá nhân mà làm ra 1 app có doanh thu cỡ như vậy thì thực sự “không thể”. Ví dụ như Hà Đông thành công với flappy bird, thì số tiền cậu ấy kiếm đc cũng còn cách xa con số này. Hơn nữa, nếu có 1 ứng dụng như vậy xuất hiện, chắc cộng đồng mạng cũng phải dậy sóng lâu rồi. Tỉ lệ thành công như Hà Đông cũng là số hiếm, trong khi chỉ riêng năm nay Vn xuất hiện tận 2 người (1 người 300 tỷ còn người kia 250 tỷ). Khó tin!!!!

Vậy rốt cuộc, con số 300 tỷ như trên có thể giải thích ra sao. Tôi phán đoán có các trường hợp thế này:

1. Đây là bài pr về việc đóng thuế, đặc biệt là đóng thuế từ thu nhập trên mạng

2. Đây là bài pr về việc thu nhập từ việc làm phần mềm (để kéo người học cntt, hay để khởi nghiệp, …)

3. Nếu ko phải pr, tôi nghĩ 2 thanh niên kia đứng ra nhận tiền cho nhóm/công ty rồi mang về chia cho team (khả năng lớn nhất). Nhiều bạn có thể hỏi tại sao ko đứng tên công ty mà nhận tiền, thì tôi nghĩ rằng chắc có lí do gì đó (ví dụ thủ tục lằng nhằng, kê khai thuế, ….)

Tuy nhiên khả năng này cũng có điểm cần suy nghĩ, đó là nếu 1 team bạn làm phần mềm, team bạn có tin tưởng để giao cho 1 ông nào đó đứng tên nhận tiền hay ko (nó ôm tiền bỏ chạy thì ăn mứt)? Vậy suy ra nếu có 1 bạn nhận tiền của 1 sản phẩm do cả nhóm làm, người này phải là chủ của sản phẩm (thuê 1 nhóm làm rồi trả lương) thì hợp lý hơn.

Lý giải về mức đóng thuế 7%, qua nhiều nguồn tôi có thể lý giải ntn: Theo quy định tại luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 (hiệu lực từ 1/7/2020), cá nhân có thu nhập từ hoạt động kinh doanh với doanh thu trên 100 triệu đồng/năm sẽ nộp 2% thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và 5% thuế giá trị gia tăng, tổng cộng sẽ nộp 7% tính trên doanh thu. Như vậy, với việc đẩy ứng dụng lên store và đóng thuế 7% là đúng vs luật pháp quy định

Tuy nhiên nói thêm răng, để kiếm đc 300 tỷ, thì team cũng cần đầu tư khá nhiều công sức, tiền bạc (nhân sự, máy chủ, tiền quảng cáo). Do đó, nếu doanh thu là 300 tỷ thì nhận về cũng cỡ chỉ còn 1 phần 3.

Vậy nên sau tất cả thì, tôi ko nghĩ rằng đây là sự thật (hoặc ko hoàn toàn là sự thật). Ít nhất câu chuyện “cá nhân làm app kiếm 300 tỷ” là cực kỳ khó xảy ra!!!

— nguồn: FB Viet CV

o0o

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *