Cứ nuông chiều bản thân, rồi một ngày bạn nhận ra bạn vẫn chỉ là kẻ vô dụng

Cứ nuông chiều bản thân, rồi một ngày bạn nhận ra bạn vẫn chỉ là kẻ vô dụng

Cứ nuông chiều bản thân, nằm nhà chơi điện tử và dính lấy Facebook 8h/ngày, rồi một ngày bạn cay đắng nhận ra, chính mình đang hủy hoại hoàn toàn tương lai của bản thân…

Nhàn rỗi sẽ hoang phí một tài năng

Khi mọi người bàn về sự nghiệp, câu nói “Không muốn đi làm nữa” bỗng chốc trở nên quen thuộc với đa số giới trẻ. Không cần hỏi cũng biết lý do luôn là: Đi làm quá mệt mỏi, đường xá thì tắc cứng lách mãi mới tới công ty, đến trước cửa rồi vẫn không chen được thang máy, cuối cùng lại muộn chấm công, bị ông chủ trừ lương trách phạt, công việc vừa áp lực vừa nhàm chán… Thế là ngày càng nhiều người bắt đầu hướng tới những công việc tự do được chi phối thời gian bản thân và kiếm tiền bằng sở thích, sở trường của mình. Có người muốn làm freelancer, có người muốn mở quán trà sữa, có người muốn bán hàng online, có người thì thích làm dịch giả, nhà văn độc lập… Có thể không được giàu có nhưng vẫn đủ ăn uống và sống thoải mái qua ngày.

Tôi cũng có một người bạn như vậy. Sau nhiều ngày tăng ca liên tục và mắc bệnh đau dạ dày, anh ấy cảm thấy không ổn nên quyết định xin từ chức, nghỉ ngơi ở nhà. Anh luôn cho rằng nguyên nhân mình mắc bệnh là do công việc bận rộn khiến giờ giấc ăn uống bị ảnh hưởng, đồ ăn ngoài hàng thì mất vệ sinh, đồng nghiệp lười biếng trong khi cấp trên gây áp lực suốt ngày. Chính vì vậy, anh ta sẽ xin nghỉ mà không hề do dự chút nào.

Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày nghỉ ốm, anh ấy vẫn trở lại công ty làm việc vì trong thời gian nghỉ ở nhà, anh ta chẳng cải thiện bản thân chút nào so với trước kia. Những suy nghĩ như “Không phải đi làm thì mình sẽ dậy sớm nấu nướng, nghỉ ngơi sinh hoạt đầy đủ đúng giờ…” hầu như không thể thực hiện. Cả mấy ngày liền anh ta chỉ nằm ườn trên giường, mở mắt ra thì đã hết buổi sáng. Sau đó bật điện thoại ngồi lướt web, xem phim, chơi game thêm một chút, đến lúc rời điện thoại với máy tính ra thì lại đến tối luôn. Anh ta tiết kiệm được 1-2 giờ đi lại làm việc ở công ty nhưng lại tự tay hủy hoại toàn bộ thời gian còn lại trong ngày chẳng để làm gì.

Muốn hoang phế một tài năng, chỉ cần để người đó không ngừng nhàn rỗi, nhàn rỗi và nhàn rỗi. Ai cũng nghĩ khi có được tự do, mình sẽ dành thời gian phát triển năng lực, rèn luyện sức khỏe… nhưng đến cuối cùng, tất cả những gì chúng ta làm được lại là tự biến trở thành một kẻ vô dụng chỉ biết nuông chiều chính mình.

Cứ nuông chiều bản thân, rồi một ngày bạn nhận ra bạn vẫn chỉ là kẻ vô dụng

Tự do có đem lại tự giác?

Nếu nhớ lại quãng thời gian nghỉ hè hoặc nghỉ lễ khi còn phải đi học, bạn sẽ biết khả năng tự giác của bản thân nằm ở mức nào.

Có người vừa rời khỏi cổng trường đã gác lại toàn bộ việc học của mình, sách vở cất sâu vào trong tủ, bút ném vào hộp mà chẳng buồn động tới, cả kỳ nghỉ lễ chỉ lo chơi sao cho vui. Đến cuối cùng, dư âm vui vẻ chưa hết mà kiến thức thì rơi rụng hoàn toàn, họ trở nên kháng cự và không thích nghi được nhịp học khi năm học mới bắt đầu.

Có người trước khi nghỉ đã lên kế hoạch cụ thể mình sẽ chơi ngày nào, học ngày nào, liệt kê sách vở bài tập cần làm cẩn thận, nhưng khả năng tự giác chưa cao khiến họ vẫn bị bạn bè rủ rê lôi kéo, sa đà vào các cuộc chơi, tự phá hỏng kế hoạch của chính mình.

Chỉ những người thực sự chú trọng kỷ luật và tự giác của bản thân mới nghiêm túc chuẩn bị bài vở cho năm học mới, ôn luyện kiến thức cũ và không ngừng bổ sung thêm tri thức trong suốt thời gian nghỉ. Vì vậy, sau mỗi một kỳ nghỉ lễ như vậy, chúng ta lại nhận ra ranh giới và khoảng cách giữa các học sinh được thể hiện càng rõ ràng. Cùng một vạch xuất phát, nhưng có người càng đi càng xa, còn người mải mê nuông chiều bản thân thì mãi mãi giậm chân tại chỗ, thậm chí càng ngày càng thụt lùi.

Cứ nuông chiều bản thân, rồi một ngày bạn nhận ra bạn vẫn chỉ là kẻ vô dụng

Tự do không phải cái cớ để nuông chiều

Tạp chí Kinh doanh Harvard (Harvard Business Review) đã xuất bản một bài viết về các vấn đề cần cân nhắc trước khi chọn đi theo ngành freelancer. Một điều quan trọng nhất trong số đó chính là: Tự hỏi bản thân có đủ kỷ luật tự giác và nỗ lực hay không?

Ngay cả khi làm việc tự do, bạn vẫn phải đặt ra kỷ luật cho công việc và cam kết tuyệt đối tuân thủ chúng. Phải có sự tận tâm và tự giác, khách hàng mới quyết định lựa chọn làm việc hoặc hợp tác với bạn giữa hàng nghìn đối thủ cạnh tranh khác. Đừng lấy một tiếng “tự do” để làm cái cớ nuông chiều bản thân mình.

Muốn tương lai được thành công như người khác, bạn nhất định phải trả giá nhiều hơn bình thường. Hãy vắt kiệt thời gian rảnh rỗi để trau dồi công việc của mình. Không bao giờ có cánh cửa nào nhẫn tâm từ chối những người biết không ngừng nỗ lực cải thiện bản thân từng ngày từng giờ.

— nguồn: cafebiz

o0o

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments