Loại thuốc kháng virus có tên Molnupiravir của Mỹ đang là ứng viên tiềm năng nhất cho hy vọng chấm dứt đại dịch Covid-19 trong tương lai gần.
Đây là một tin vui với tất cả người dân trên toàn thế giới trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp.
Thuốc Molnupiravir được phát triển bởi sự hợp tác giữa 2 công ty Rigibel (Đức) và Merk (Mỹ). Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đã hoàn tất với hiệu quả 100% trên các bệnh nhân Covid-19. Sau 5 ngày, tải lượng virus của bệnh nhân xuống thấp đến ngưỡng không lây lan.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 cũng gần đi đến chặng cuối với hiệu quả rất tốt, dự kiến sẽ có kết quả ngay trong mùa thu năm nay.
Nếu quá trình nghiên cứu suôn sẻ, thuốc Molnupiravir sẽ được đưa ra thị trường trong 4-5 tháng tới.
Loại thuốc này được nghiên cứu dựa trên thuốc gốc chống lại virus cúm, có tác dụng ức chế sự sao chép của các virus RNA trong đó có SARS-CoV-2 khiến virus không nhân lên và bị đào thải rất nhanh, giúp bệnh nhân khỏi bệnh. Đặc biệt, thuốc có rất ít tác dụng phụ, phổ biến là nhức đầu, mất ngủ.
Molnupiravir sử dụng dễ dàng qua đường uống, điều trị các bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 giai đoạn đầu. Theo đó, mỗi bệnh nhân sẽ uống 2 liều mỗi ngày và duy trì trong 5 ngày ngay tại nhà.
Nếu nghiên cứu pha 3 thành công, trong tương lai việc điều trị SARS-CoV-2 sẽ giống như điều trị các loại cúm khác.
Hiện tại, Chính phủ Mỹ đã chi khoảng 1,2 tỉ USD để mua 1,7 triệu liệu trình thuốc Molnupiravir sử dụng cho các bệnh nhân Covid-19. Nếu kết quả thành công, FDA của Mỹ sẽ cấp phép cho loại thuốc này.
Từ tháng 3 năm ngoái, sau khi phát hiện hàng triệu con chồn bị chết hàng loạt tại các trang trại ở Hà Lan và Nauy do một chủng coronavirus, nhóm nghiên cứu đã cho chồn sử dụng thuốc Molnupiravir. Kết quả không phát hiện virus trong các con chồn bị bệnh sau 24 giờ. Từ kết quả đó, nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển, nâng cấp thuốc Molnupiravir để thử nghiệm trên người.
Ngày 9/7 vừa qua, Phòng thí nghiệm Hetero của Ấn Độ cũng đang xin cơ quan quản lý cấp phép thuốc Molnupiravir để sử dụng trong chương trình khẩn cấp sau khi nghiên cứu thử nghiệm ban đầu cho thấy thuốc có tác dụng giảm tỉ lệ nhập viện và tăng tốc độ hồi phục của các bệnh nhân Covid-19 nhẹ.
GS Trần Văn Thuấn
— Nguồn: Vietnamnet —
❥ FOLLOW Chân Đất & Cóc:
► Chân Đất Blog: https://chandat.net
► Nhà Của Cóc: https://cutt.ly/CocHouse
► Chân Đất Channel: https://cutt.ly/chandat
► Chăn Dắt Bang: https://fb.com/groups/chandatbang
► Chân Đất Fanpage: https://www.fb.com/chandat.net
► Facebook Cóc Admin: https://www.fb.com/luckyluke1080
► Email liên hệ: admin@chandat.net