Chuyện Cái Lu Nước và giải pháp Chống ngập đô thị

Chuyện Cái Lu Nước và giải pháp Chống ngập đô thị

“Nhà thành phố chật hẹp thì chỗ đâu mà để lu, rồi lại còn chuyện ruồi muỗi, lăng quăng bọ gậy các kiểu nữa. Nghe không khả thi chút nào. Giáo Sư, Tiến Sĩ học ở đâu mà đề xuất ý kiến kỳ cục vậy?”. Đó là ý kiến của phần lớn dư luận về chuyện Cái Lu Nước cho giải pháp Chống Ngập Đô Thị của PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân.

Vậy thực hư chuyện này là thế nào? Liệu giải pháp này có khả thi cho vấn đề chống ngập đô thị hiện nay không? Bài viết này sẽ cho các bạn thêm góc nhìn về vấn đề này.

Chuyện Cái Lu và giải pháp Chống ngập đô thị

Trước tiên là xem video bài phát biểu của PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân tại kỳ họp thứ 15, HĐND khóa IX, chiều 12/7/2019

PGS.TS Phan Thị Hồng Xuân đề xuất mỗi nhà trang bị một lu nước để chống ngập

Đại ý mà PGS.TS Hồng Xuân nêu ra là: áp dụng phương pháp dùng lu nước hứng nước mưa để giảm ngập nước.

Đúng là nghe hơi buồn cười nhỉ 🙂

Thật ra thì ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, người dân vẫn hay dùng lu (chum) nước để hứng nước mưa, dùng nước mưa đó để phục vụ sinh hoạt như tắm rửa, giặt giũ, tưới cây, ăn uống…

Chuyen Cai Lu

Nhưng mà đó là ở nông thôn. Còn ở thành phố thì sao? Có lẽ sẽ không mấy ai muốn phải ôm thêm một cái lu bự chảng vào nhà cả.

Tuy nhiên nếu xét ở góc độ khoa học, thì ý kiến này cũng có cái lý của nó. Vấn đề ở đây là nếu PGS.TS Hồng Xuân đừng dùng CÁI LU mà dùng một cụm từ khoa học hơn đó là HỆ THỐNG THUTÁI SỬ DỤNG NƯỚC MƯA thì có lẽ không bị phản ứng gay gắt như vậy.

Chuyen Cai Lu Nuoc (2)
Hệ thống thu gom và tái sử dụng nước mưa hộ gia đình. Ảnh: Shymart

Tại các khu đô thị lớn ở các nước phát triển, họ cho xây dựng một hệ thống đường hầm lớn dưới lòng đất để chứa nước. Còn ở các đô thị Việt Nam, khi quy hoạch, thường hay có các hồ chứa lộ thiên, hay còn gọi là Hồ Điều Tiết. Hồ điều tiết này có tác dụng gom chứa nước mưa đột biến tại một thời điểm nào đó qua hệ thống thoát nước để chống ngập. Tuy nhiên, do mật độ dân cư của các đô thị lớn ở Việt Nam quá lớn nên dần dần các hồ chứa bị thu hẹp, sức chứa nước bị hạn chế, cộng với nhiều yếu tố khác như triều cường, tắc cống… nên bị ngập cục bộ sau những cơn mưa.

Ở một số nước phát triển, người ta xây dựng hệ thống thu gom và tái sử dụng nước mưa cho hộ gia đình, vừa để giảm ngập cục bộ, úng thủy và tái sử dụng nguồn nước. Với hệ thống này, mỗi hộ gia đình, tùy theo nhu cầu mà họ dùng thùng nhựa hoặc bể chứa ngầm dưới 10 mét khối. Lượng nước mưa sau khi được thu gom sẽ dùng vào việc tưới cây, xả bồn vệ sinh,…

Chuyen Cai Lu Nuoc (4)
Hệ thống lọc nước mưa nhà ở cá nhân. Ảnh: Shymart

Hiện nay, tại Việt Nam, nhiều công ty khi tư vấn, thiết kế xây dựng cũng đã tư vấn cho gia chủ về giải pháp xanh trong nhà, trong đó có giải pháp xây dựng hệ thống thu chứa và tái sử dụng nước mưa.

Với lượng mưa ở Việt Nam, nếu mỗi hộ gia đình có 1 bể thu chứa và tái sử dụng nước mưa chừng 1 đến 3 mét khối thì việc ngập cục bộ tại các đô thị sau các trận mưa lớn đã không xảy ra hoặc nếu xảy ra cũng không nghiêm trọng.

— nguồn: nhà báo Nguyên Khôi —

Tóm lại: phương pháp “cái Lu Nước” cũng là một giải pháp không tồi. Lý do PGS.TS Hồng Xuân bị “ném đá” là do bà chưa giải thích rõ cho mọi người hiểu ý tưởng của mình, dẫn đến những hiểu lầm của cộng đồng mạng. Ý tưởng là thế, còn việc có khả thi để áp dụng vào thực tế hiện nay ở VN không lại là chuyện khác. Vấn đề Chống Ngập Đô Thị là bài toán phức tạp, dài hạn, cần có sự chung tay góp sức của cả chính quyền và người dân.

Và khi tiếp xúc với một vấn đề nào đó đang lan truyền trên mạng, chúng ta cần tìm hiểu về nó trước khi đưa ra phán xét 🙂

o0o

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments