DaVinci Resolve cơ bản (Bài 6): các thao tác Cắt Ghép video

DaVinci Resolve cơ bản (Bài 6): các thao tác Cắt Ghép video

Bài 1: các thao tác cơ bản để biên tập video mình cũng đã có đề cấp đến việc Cắt Ghép video. Và trong bài này, mình sẽ đi chi tiết hơn về các thao tác Cắt Ghép, giúp cho quá trình biên tập video của bạn nhanh hơn, thuận tiện hơn.

Các thao tác giúp Cắt Ghép video nhanh hơn

Cắt ghép Video

2 thao tác chính cần nhớ

  1. Selection Mode (A): mặc định của DaVinci Resolve sẽ ở mode này. Khi ở mode này, bạn có thể dùng chuột để chọn, kéo/thả di chuyển video, tăng/giảm độ dài video.
  2. Razor – Cắt video (Ctrl_B): khi bấm Ctrol_B thì ngay chỗ Sợi Tóc trên timeline sẽ cắt thành 2 đoạn. Lưu ý các trường hợp track đang được selected và ko selected
DaVinci Resolve cơ bản ✅ (Bài 6): Cắt Ghép video và những thao tác có thể bạn chưa biết

Các thao tác phụ đi kèm

  1. Snapping (N): bắt dính. Nếu bật Snapping lên thì mỗi khi cầm kéo đoạn audio/video này đến gần đoạn audio/video khác thì nó sẽ tự động “hít” dính vào nhau (giống như thỏi nam châm ấy). Khi nào cần chỉnh những chi tiết nhỏ thì tắt Snapping đi để không hít dính vào nhau nữa.
  2. Linked Selection (Ctrl_Shift_L): nếu bật Linked Selection lên thì mỗi khi cầm kéo đoạn video đi đâu, thì phần audio đi liền với nó cũng sẽ “dính theo” cùng đi. Khi nào cần chỉnh video riêng, audio riêng thì tắt Linked Selection đi.
  3. Undo (Ctrl_Z): hồi lại thao tác vừa thực hiện trước đó.
  4. Redo (Ctrl_Shift_Z): ngược với Undo.
  5. Delete Selected (phím tắt Backspace): xóa đoạn audio/video được chọn.
  6. Ripple Delete (phím tắt Delete): xóa đoạn audio/video được chọn và xóa cả khoảng trống sau khi xóa để lại.

Các thao tác ít dùng nhưng cũng nên biết

  1. Trim Start/End (phím tắt Shift_[Shift_] ) : xóa đoạn video bên trái/phải sợi tóc. Nhớ tắt gõ tiếng Việt của Unikey.
  2. Link Clips (Ctrl_Alt_L): muốn 2 đoạn audio và video dính với nhau (giống như cái Linked Selection ở trên ấy), thì giữ phím Ctrl, chọn 2 đoạn đó rồi Link Clips.

Chèn video

Thao tác căn bản nhất là Kéo/Thả file footage xuống timeline. Mỗi Project có thể làm nhiều Timeline nhé.

Ngoài ra bạn cần biết các thao tác hỗ trợ sau:

  1. Insert (F9): chèn video vào vị trí sợi tóc, video cũ ko bị overwrite (bị đè lên)
  2. Overwrite (F10): chèn video vào vị trí sợi tóc, video cũ bị overwrite (ghi đè lên)
  3. Replace (F11): cũng ghi đè lên video cũ, nhưng chỉ ảnh hưởng trong phạm vi của video mà sợi tóc đang ở đó, chứ ko “lấn” sang video sau.
  4. Place on Top (F12): chèn video vào vị trí sợi tóc, nhưng sẽ chèn vào track khác chứ ko overwrite lên video cũ.
  5. Append Selected Clips to Timeline: nối video vào cuối của track. Bấm chuột phải lên file video cần chèn ở trong Media Pool, chọn “Append Selected Clips to Timeline”.
  6. Mark In/Out (phím tắt I/O): nếu bạn ko muốn chèn toàn bộ độ dài của file video, thì đánh dấu In/Out đoạn cần chèn, rồi kéo/thả xuống timeline. Xóa Mark In/Out: phím tắt Alt_X
  7. Chỉ lấy phần âm thanh, hoặc chỉ lấy phần hình ảnh của file video.

Các thao tác khác

  1. Reset UI Layout: menu Workspace > Reset UI Layout
  2. Play Reverse / Stop / Play Forward: J K L. Bấm J nhiều lần sẽ tăng tốc Reverse, bấm L nhiều lần tăng tốc Forward.
  3. Co/giãn timeline để thuận tiện edit hơn: Alt_lăn chuột (hoặc Ctrl_”cộng”, Ctrl_”trừ”)
  4. Copy/Paste video: Ctrl_C và Ctrl_V. Hoặc bấm chọn vào video cần copy, giữ phím Alt, kéo/thả video đó ra vị trí cần paste.

Nếu có thắc mắc gì thì bạn có thể để lại comment bên dưới, mình sẽ trả lời sớm nhất có thể.

o0o

5 2 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments