Thế nào là hàng Made in Vietnam?

Thế nào là hàng Made in Vietnam?

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp ấp ủ ý định sản xuất một loại hàng hóa gắn nhãn made in Vietnam. Nắm được các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện được kế hoạch của mình và tránh được những rủi ro tiềm ẩn.

Thế nào là hàng Made in Vietnam?

Theo quy định tại nghị định 31/2018 được hướng dẫn bởi thông tư 05/2018, xuất xứ hàng hóa được xác định theo hai quy tắc. Quy tắc xuất xứ ưu đãi thì được áp dụng đối với các nước có hiệp định thương mại tự do và chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập với Việt Nam. Khi đó, tùy từng tình huống mà Bộ Công Thương sẽ có văn bản hướng dẫn phù hợp. Ở các trường hợp còn lại, quy tắc xuất xứ không ưu đãi sẽ được áp dụng, các doanh nghiệp sẽ phải dựa vào đây để xác định xuất xứ hàng hóa của doanh nghiệp mình.

Đối với quy tắc xuất xứ không ưu đãi, có hai trường hợp mà doanh nghiệp cần lưu ý:

(i) Thứ nhất, khi hàng hóa được sản xuất toàn bộ hoặc hoàn toàn được nuôi, trồng, đánh bắt, khai thác, chế biến tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ thì hàng hóa được xem là có xuất xứ thuần túy tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ đó;

(ii) Thứ hai, trường hợp các hàng hóa trải qua nhiều công đoạn sản xuất tại nhiều quốc gia hoặc không có xuất xứ thuần túy. Lúc này, xuất xứ hàng hóa sẽ phụ thuộc vào công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng tại nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ đó có làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó hay không.

Đọc Thêm:  Đừng cố gắng "Học giỏi kiểu Việt Nam"

Hiện nay, pháp luật Việt Nam yêu cầu một tỉ lệ tối thiểu 30% hàm lượng giá trị gia tăng trong nội địa trong quá trình tạo ra hàng hóa ở công đoạn cuối cùng để hàng hóa đó được xem là Made in Vietnam. Ngoài ra, tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa cũng được áp dụng để xác định xuất xứ hàng hóa khi không áp dụng tiêu chí tỉ lệ phần trăm.

Cần lưu ý rằng, pháp luật cũng quy định việc lắp ráp đơn giản các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh chỉ được xem là những công đoạn gia công, chế biến giản đơn không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hoá. Chính vì thế, việc nhập linh kiện rời về Việt Nam, lắp ráp thành hình sản phẩm rồi gắn nhãn Made in Vietnam của một số doanh nghiệp có thể vi phạm quy định pháp luật. Thậm chí tùy mức độ vi phạm mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự cho cả doanh nghiệp và người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

Như vậy, một hàng hóa được xem là có xuất xứ Việt Nam khi giá trị công đoạn nội địa đạt được mức tỉ lệ tối thiểu 30% so với tổng giá trị sản xuất.

— Nguồn:  lttlawyers.com —

o0o

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *