Ngày xưa còn bé, những kỹ năng cá nhân đầu tiên mình học là biết tự xúc cơm, biết tự tắm, những kỹ năng xã hội đầu tiên mình học là bị đánh thì đánh lại, hoặc bị đánh thì mách cô giáo. Ngày nay môi trường mạng phát triển, cuộc sống có rất nhiều mảnh liên quan chặt với mạng và kỹ năng sinh tồn, an toàn trên mạng với trẻ nhỏ quan trọng không kém kỹ năng xúc cơm, tự tắm nhưng lại không được nhiều bố mẹ để ý.
An toàn trên không gian mạng cho trẻ nhỏ
Việc không để ý đến “kỹ năng mạng” tồn tại dưới 2 dạng:
- Dạng 1: Thả toẹt cho mày làm gì thì làm. Việc này diễn ra ở các gia đình bố mẹ không rành về công nghệ. Bố mẹ vẫn rất khắt khe với con cái, nhưng là khắt khe phần hình, nghĩa là hạn chế giờ dùng điện thoại của con, thu điện thoại khi đến giờ, bắt đi ngủ sớm v.v… Nhưng lúc nó cầm điện thoại nó làm gì thì hoàn toàn không để tâm.
- Dạng 2: Cấm tiệt từ trong trứng. Việc này xảy ra với những nhà lo lắng thái quá về sự độc hại của môi trường mạng, quyết định cấm tiệt để con mình trong trắng ngây thơ như trẻ lên 3.
Từ lâu rồi em bỏ được thói quen “dạy” người khác phải “dạy” con thế nào, vậy nên em không phân tích sâu chuyện dạng 1 dạng 2 nữa, vì nhận thấy dạy con cũng giống như đánh rắm, thối hay thơm ai đánh tự người ấy hưởng, người ngoài ảnh hưởng chả mấy thế nên tốt nhất không can thiệp làm gì, đôi khi can thiệp việc đó còn làm mất tình cảm của nhau. Thế nên ta đi thẳng vào vấn đề.
Bài này trình bày theo độ tuổi của trẻ, cứ đến mỗi một độ tuổi nhất định chúng ta cần thêm quy định và có chế tài kiểm soát đi kèm, ai làm được đến đâu thì làm, không làm được cũng không sao.
Từ 0-1 tuổi
- Nhiều người kỹ tính thì con bé không cho xem TV, nhưng em thấy từ 6 tháng, trẻ có nhận thức về tâm thanh, hình ảnh cho xem cũng chả sao. Đoạn này thực ra lại dễ, vì nó chả hiểu gì về nội dung cả nên cho nó xem cái gì cũng được.
Từ 1-3 tuổi
- Cài Youtube kid vào TV chính trong nhà. Trẻ con được phép xem duy nhất Youtube kid. App này yêu cầu bố mẹ phải đăng nhập bằng tài khoản google của bố mẹ và khai thông tin về con. Quan trọng nhất là khai phần tuổi của con, Youtube kid kiểm soát nội dung theo tuổi rất chặt, kinh nghiệm của em là khai man lên 1 tuổi (ví dụ con 3 tuổi thì khai nó trong YT kid là 4) để có nhiều nội dung hơn mà xem.
Lợi thế của Youtube Kid là không có quảng cáo, và vì là kênh phi lợi nhuận nên có ít hơn các video nhảm nhí câu view. Tuy nhiên nếu vẫn có những kênh nhảm nhí, video nào nhảm hoặc mình thấy ngứa mắt thì bấm chặn cả kênh. - Bố mẹ lưu ý không xem TV khi có trẻ con ở cùng. Em thấy nhiều nhà, về bố nằm sofa, mở HBO lên xem Deadpool con cũng ngồi bên cạnh xem cùng mút kẹo mút.
Lưu ý là độ tuổi giới hạn cho nội dung không chỉ áp dụng khi trẻ con xem 1 mình mà áp dụng cho tất cả các hình thức tiếp cận (kể cả xem ké). Hoặc nhiều nhà thấy bật hài nhảm xem, đánh nhau chửi nhau từa lưa, trẻ con cũng ngồi cạnh xem, xong mấy hôm nó học được chửi bậy lại đập nó hỏi mày học ở đâu. Hoặc thường thấy là bố mẹ xem phim VTV1 buổi tối, trẻ con ngồi cạnh, có rất nhiều nội dung không phù hợp với nó.
Nên túm lại là bố mẹ nên hi sinh quyền xem TV của mình khi có trẻ con ở cạnh, coi như lúc đó mình quên cái TV đi.
Từ 4-6 tuổi
Trẻ con ở tầm này có thêm một nhu cầu nữa là chơi game, và chơi game thì hay mượn máy điện thoại của bố mẹ. Và vụ này thì phức tạp. Để giải quyết, trẻ con nên có 1 máy tính bảng cá nhân riêng của chúng nó. Đây là một điểm em nghĩ nhiều bác sẽ không đồng tình, nhưng lý do cho việc đó em sẽ trình bày kỹ như sau:
- 4-6 tuổi nó bắt đầu nhận thức và biết lý sự, việc bố mẹ mỗi người cầm 1 cái điện thoại, làm nó nảy sinh câu hỏi sao tao lại không có 1 cái? Việc giải thích với trẻ kiểu bố mẹ cần điện thoại để làm việc em thấy còn thối hơn đánh rắm và khó được trẻ chấp nhận.
- Việc dạy cho trẻ không được mượn điện thoại của người lớn là quan trọng, thiết bị liên lạc cá nhân giờ quá nhạy cảm, bên trong điện thoại của bố mẹ có cả tỷ thứ mà đáng ra không nên cho con biết. Nên dạy cho nó việc mượn điện thoại của người khác là thiếu lịch sự như việc đề xuất mút chung kẹo mút vậy. Em thấy dị nhất là mấy đứa trẻ bị cuồng điện thoại, mượn của bố mẹ không được nó lân la mượn hết người này đến người khác, gặp ai cũng mượn.
- Có một thiết bị điện tử cá nhân làm trẻ cảm thấy được đối xử công bằng.
- Một thiết bị cá nhân được quản lý tốt an toàn cho trẻ hơn rất nhiều so với việc dùng chung điện thoại của bố mẹ.
Cách quản lý thiết bị điện tử cá nhân:
Em chỉ dùng Android nên em chỉ nói về Android, chắc bên iPad cũng có những tính năng quản lý tương tự. Google có Family Link, đây là 1 app rất hiệu quả để kiểm soát máy tính bảng của con, từ cài app nào, theo dõi thời gian dùng app, theo dõi và cấp hạn mức dùng máy, khóa máy v.v… Các bạn cài xong thì không phải lo chuyện canh giờ để thu điện thoại của con, vì máy hết giờ nó tự tèo. Cũng không phải tính xem hôm nay là thứ mấy, thứ này thì nó được dùng máy bao lâu, mấy cái đó cài 1 lần trong app là xong.
Trong Google Play có phần Parental Control, trong đó có thể cài đặt app cho máy tính bảng của con ở mức 3+, 7+, 12+ v.v… Phần hạn chế này tương tự như hạn chế nội dung trên Youtube Kid, lưu ý là hạn chế này rất mạnh, nó hạn chế được cả các nội dung quảng cáo không phù hợp với tuổi khi con bạn chơi các game có kèm quảng cáo.
Những tính năng này hoàn toàn có thể cài được trên điện thoại của bố mẹ nếu các bạn có ý định cho con mượn máy chơi, tuy nhiên rất rắc rối là mỗi lần đưa nó lại phải bật Parental Control hay này khác, nhiều lúc vội là quên.
Một số máy có hỗ trợ 2 tài khoản google thì có thể cài mấy app này lên trong tài khoản thứ 2 cho con, nhưng đổi qua đổi lại phát mệt.
Tốt nhất là để cho nó có riêng 1 máy, bố mẹ kiểm soát gắt bằng công nghệ là nhanh gọn và hiệu quả nhất. Khi mà các yếu tố kiểm soát đã đủ chặt chẽ thì việc còn lại là của ông Google.
Từ 6-10 tuổi
Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu có những tương tác xã hội trên mạng, việc hướng dẫn và kiểm soát môi trường tương tác phải tiến hành gắt gao.
- Tuyệt đối không mở tài khoản mạng xã hội cho trẻ: Không phải ngẫu nhiên mà những app mạng xã hội như Tiktok và Facebook đều gắn mác 13+, việc cho trẻ nhảy vào môi trường mạng xã hội hồn nhiên là cực kỳ nguy hiểm.
Nhiều bố mẹ con 6 tuổi đã mở Facebook cho con, xong cả nhà tương tác, chat bằng Messenger, mẹ đăng ảnh Facebook con vào like… nhiều nhà thì để cho con xem Tiktok, Youtube từ bé. Lưu ý là Tiktok và Youtube cũng là các mạng xã hội chứ không phải app video giải trí. Để cấm trẻ con dùng mạng xã hội thì cũng đơn giản, trên máy tính bảng cá nhân, các bạn dùng Parental Control để cấm các app mà các bạn ghét.
Thường thì nếu tài khoản được cài đặt đúng độ tuổi, những app này sẽ tự động được ẩn đi. Trường hợp bí quá thì mới phải dùng đến chặn app. Ví dụ như Zalo cũng là một mạng xã hội, nhưng trên Google được gắn mác 3+, vậy nên tốt nhất là với trẻ dưới 10 tuổi nên chặn app Zalo trên máy tính bảng của trẻ. - Các trường xịn thường sẽ có mạng xã hội đóng cho học sinh, giáo viên trường tương tác với nhau phục vụ học tập, một số app dạy học online cũng có môi trường xã hội đóng tương tự, độ tuổi 6-10 có thể cho con dùng các mạng xã hội đóng này để tập dần kỹ năng tương tác mạng.
10-13 tuổi
- Tây thì nó yêu cầu trẻ phải trên 13 tuổi mới được dùng mạng xã hội, nhưng qua 10 tuổi nhu cầu tương tác với các bạn trong lớp đã khá cao, lúc đó dùng app gì phụ thuộc nhiều vào việc bạn bè của con nó dùng loại gì và bố mẹ phải theo sát để hướng dẫn.
- Đây cũng là độ tuổi có thể mở cho con tài khoản Google Account đầu tiên (phải fake tuổi, Google không cho người dưới 13 mở tài khoản), dạy cho con về bảo mật tài khoản, cách tạo password và lưu password, cách làm thế nào để lấy lại tài khoản mạng xã hội khi bị mất pass v.v… Đây là những kỹ năng đầu tiên về an toàn mạng mà trẻ cần học.
- Đây cũng là độ tuổi mà bố mẹ có thể theo dõi, trò chuyên, hướng dẫn trẻ khi lần đầu tiên gặp phải những tác động tiêu cực từ mạng xã hội (comment nói xấu, bị chửi, bị bắt nạt trên mạng). Lý do tại sao em đề xuất cho trẻ tập tham gia mạng xã hội trong giai đoạn này là vì nó còn bé, bố mẹ vẫn có thể trao đổi đề xuất và can thiệp được. Qua 13 tuổi thường là trẻ sẽ không còn tâm sự với bố mẹ về những việc nó gặp trên mạng nữa, có gì nó sẽ giữ 1 mình.
13-15 tuổi
- Đây là giai đoạn mà về lý thuyết là không còn phương án kỹ thuật nào để hạn chế trẻ tiếp xúc với môi trường mạng nữa, Family Link cũng chỉ hỗ trợ cho trẻ dưới 13 nên tạm thời em cũng không còn cách nào để trình bày.
- Em không biết ngân hàng Việt Nam đã hỗ trợ chưa, nhưng nếu được thì nên tạo cho trẻ 1 tài khoản thanh toán ở trong giai đoạn này, dạy trẻ quản lý bảo mật tài khoản thanh toán, dạy trẻ về click bait trên google app, dạy về việc bị hack tài khoản ngân hàng và mất tiền ra sao. Với một cái thẻ thanh toán số dư ít thì cứ thoải mái để trẻ xông pha, mất thì là một bài học quý.
Nguồn: downfall – Linkhay
Tài Trợ
Nếu bạn thấy bài viết này có ích, giúp cho bạn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc… thì nhớ Like/Comment/Share bài viết/video nhé, hoặc bạn có thể ủng hộ Cóc để có thêm động lực ra content, video có ích phục vụ mọi người nhé
► Donate mời Cóc ly cafe: nhantien.momo.vn/0935658663
❥ Vietcombank – CN Tan Binh (Tp.HCM) – Tran Trong Cu – số tk: 0441003808551
► Donate qua Paypal: paypal.me/tomtraan
❥ Ủng hộ Cóc có động lực làm video: patreon.com/chandat
► DaVinci Resolve căn bản: https://cutt.ly/davincifree
► DaVinci Resolve Tips: https://cutt.ly/davincitips
► Series Đào ChiaCoin: https://cutt.ly/chiacoin
► Mẹo Đào ChiaCoin: https://cutt.ly/chiacointips
❥❥❥ Đăng ký aChia Pool miễn phí: https://cutt.ly/achiapool
► Đăng ký miễn phí sàn OKEx: https://cutt.ly/okexfree
► Đăng ký miễn phí sàn Binance:https://cutt.ly/binfree
► Đăng ký miễn phí sàn Remitano: https://cutt.ly/remifree
► Đăng ký miễn phí sàn Huobi: https://cutt.ly/huobifree
❥ FOLLOW Chân Đất & Cóc:
► Chân Đất Blog: https://chandat.net
► Nhà Của Cóc: https://cutt.ly/CocHouse
► Chân Đất Channel: https://cutt.ly/chandat
► Chăn Dắt Bang: https://fb.com/groups/chandatbang
► Chân Đất Fanpage: https://www.fb.com/chandat.net
► Facebook Cóc Admin: https://www.fb.com/luckyluke1080
► Email liên hệ: admin@chandat.net
❥ Thiết bị làm video:
- CPU AMD Ryzen 7 Pro 4750G: https://shorten.asia/TbX6VCdF
- Main MSI B450 Tomahawk Max: https://shorten.asia/JdThFehu
- CPU AMD Ryzen 9 3950X: https://shorten.asia/TvWmMDCE
- Main Gigabyte X570 Aurus Elite: https://shorten.asia/mb2GQKUK
- Macbook Air M1 2020: https://shorten.asia/VT4xSFng
- Sony A6400: https://shorten.asia/b7f6CdTA