Web3 là gì? Tương lai Internet sẽ như thế nào?

Web3 là gì? Tương lai Internet sẽ như thế nào?

Internet là một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại, mở ra một kỉ nguyên truy cập và chia sẻ thông tin mọi lúc mọi nơi. Tính đến nay, cái gọi là Internet đã có tuổi đời hơn 37 năm với cột mốc ra đời của giao thức TCP/IP. Và điều quan trọng là Internet vẫn đang tiếp tục “tiến hoá” để đáp ứng những nhu cầu sắp và sẽ phát sinh của loài người. Cái chúng ta đang nói đến chính là Internet thế hệ thứ 3 hay còn gọi là Web3.

Web3 là gì? Tương lai Internet sẽ như thế nào?

Nhìn lại Internet phiên bản 1 và 2

Web 1.0

Nếu bạn từng có may mắn được kết nối internet vào cuối những năm 90, đầu những năm 2000 tại Việt Nam, hẳn bạn có thể nhận ra những âm thanh này. Hồi đó nghĩ lại mà ngồ ngộ. Mỗi khi kết nối mạng thì cả xóm đều biết vì tiếng hú của modem dial-up xè xè tè te tút tút tè vang lên và khi mọi sự êm xuôi không nghe âm thanh báo bắt đầu quay số lại thì thiệt là sướng rân vì đã kết nối thành công. Đường truyền thì chập chờn, hệ thống mạng lại quá tải, nên tình trạng đang kết nối bị đá ra phải kết nối lại là chuyện thường ngày thời dial-up.

Dial-Up connection
Kết nối Dial-Up

Nhớ tiếng modem dial-up kết nối năm xưa

Thời điểm đó, chúng ta được học về Internet qua việc truy cập vào máy tìm kiếm như AltaVista, truy cập thẳng vào các địa chỉ trang web cụ thể và nổi tiếng như Yahoo.com. Vẫn nhớ thời đó người dùng internet còn phải ghi lại trên giấy những địa chỉ trang web cho đỡ quên trước khi có máy tìm kiếm Google.

Web 1.0
Web 1.0

Hãy nhớ kĩ điều này, khi đó bạn biết đến Internet thông qua các địa chỉ trang web và máy tìm kiếm chứ không cần biết hoặc hiểu về công nghệ đằng sau nó như TCP/IP

Đó chính là phiên bản số 1 của Internet. Các bạn biết gì không, Bill Gate khi đó trông thật hài hước khi lên lên truyền hình để giải thích về Internet là gì.

Bill Gates trying to explain ‘The Internet’ to David Letterman in 1995

Trong 2 phút này, Bill Gate đại khái đã nói:

Bill Gate: “Internet giống như một không gian mà mọi người (cá nhân/công ty) có thể tạo ra các trang web để xuất bản thông tin. Chúng ta gọi chúng là những trang chủ (home page). Mọi người còn có thể gửi email điện tử đến cho nhau (ý là không còn phải ra bưu điện nữa). Đó là những điều cực kì mới mẻ!”

Sau đó thì MC chương trình đã phản “dame” ngay lập tức:

MC: Cách đây mấy tháng tôi có nghe các phương tiện truyền thông nói về một cuộc “cách mạng” kiểu như thông qua một mạng máy tính gì đó mà người ta có thể phát nội dung các chương trình thể thao như bóng chày, rồi chỉ cần ngồi trên máy tính là bạn có thể nghe tường thuật các trận đấu này. Xong cái tôi lại nghĩ rồi không lẽ cái Radio hay TV là vô dụng sao?

[Khán giả cười ồ lên như tán thưởng MC đang chỉ ra điều ngớ ngẩn mà một số người đang nói về Internet, một thứ chẳng khác gì những phương tiện chúng ta đang có thời buổi ấy.]

Bill Gate: Ừ thì đúng, nhưng có những điểm khác biệt ở đây.

MC: Khác sao?

Bill Gate: Anh có thể nghe hoặc xem lại trận đấu đó bất cứ lúc nào anh muốn.

MC: À vậy là nó được lưu trên một cái bộ nhớ nào đó hả?

Bill Gate: Chính xác.

MC: Ủa vậy thì mình có ba cái băng từ để làm gì?

[2 ông và khán giả cùng cười ha ha ha]

MC: Rồi vậy thì sao nữa? Ông giải thích thêm đi, tôi vẫn chưa hiểu sự khác biệt của Internet ở đây là gì?

Bill Gate: Ví dụ như ông muốn tìm kiếm thông tin về loại Xì Gà mới nhất, các thông tin về kết quả chặng đua ô tô mới nhất…

[MC ngắt lời]

MC: Vậy thì tui có đăng ký (subscribe) 2 tạp chí nổi tiếng của Anh Quốc, trong đó có cả tạp chí có chuyên trang về đua xe, rồi tôi có thể gọi điện thẳng tới đó để hỏi các thông tin về kết quả cuộc đua bất cứ lúc nào tôi muốn. Vậy thì tui đâu có thiếu thông tin, vậy mấy cái “máy tính” ông nói cho tôi thêm được cái gì?

Bill Gate: Ông có thể tìm những người bạn có cùng chung sở thích với mình và…

[Mặt ông MC kiểu “ông thấy tui có cần không?”]

MC: Ý ông là mấy cái phòng chat “tám chuyện” này nọ trên Internet hả?

Bill Gate: Chính xác

[Khán giả cười ồ như đang xem một vở hài kịch]

Và chẳng lâu sau đó mọi thứ đã trở thành hiện thực như một lời tiên tri. Các báo điện tử đã tràn ngập Internet, thông tin về thể thao, chứng khoán… đều có trên các trang web. Các phòng chat nổi tiếng như Yahoo, AOL đã xuất hiện và thống trị “tuổi thơ” của bao thế hệ. Phong trào làm web, nhà nhà làm web nổi lên như một hiện tượng.

Các bạn thấy đấy, Internet thế hệ đầu tiên trông thật ngây ngô và gặp nhiều định kiến. Thế nhưng không ai có thể cản được sự phát triển tất yếu của nó.

Web 1.0 đánh dấu sự vận chuyển thông tin offline lên môi trường mạng Internet để mọi người có thể truy cập thông quá các địa chỉ trang web. Lúc này người dùng chủ yếu là thụ hưởng thông tin (đọc, xem).

Web 2.0

Chúng ta tiếp tục dòng thời gian vào những năm từ 2005 đến 2013. Đây là thời kì đầu tiên của cái gọi là “Social Media”, nơi các mạng xã hội như Yahoo 360, MySpace, Facebook thống trị và bắt đầu cuộc đua giành giật thị phần. Thời kì này cũng đánh dấu sự xuất hiện của “Dzu Tu Be” hay còn gọi là YouTube – mạng xã hội video đầu tiên có ảnh hưởng nhất trên Internet.

Web 2.0 - MySpace
Mạng xã hội MySpace – Nguồn: Google Image

Vẫn nhớ khi ấy, người dùng Internet Việt Nam còn rất rụt rè khi sử dụng Facebook, chúng ta thích viết blog Yahoo 360 và comment trên các bài blog của nhau hơn và xem đó là một “món ăn tinh thần trực tuyến” không thể thiếu.

Web 2.0 - Yahoo360
Mạng xã hội Yahoo 360 tại Việt Nam – Nguồn: Google Image

Sau đó là sự thoái trào của Yahoo 360, Yahoo Messenger, MySpace và sự lên ngôi của Facebook, khởi đầu một giai đoạn phát triển kéo dài đến hiện nay của mạng xã hội số 1 thế giới.

Vậy là người dùng Internet đã dịch chuyển sang giai đoạn 2 của Internet mà không hề hay biết.

Web 2.0 đánh dấu khả năng chủ động kiến tạo và chia sẻ thông tin (hình ảnh, chữ, video) từ người dùng qua các mạng xã hội (user generated content) chứ không còn thụ động tiếp nhận thông tin như ờ thời kì đầu.

Vấn đề của Internet hiện tại là gì?

Nói một cách ngắn gọn, Internet hiện nay được nhìn nhận như 1 người trưởng thành nhưng có tầm hồn “trẻ trâu”. Nó đang “to ra” và “già đi” nhưng lại chưa phát triển tương xứng về mặt công nghệ. Nó giúp con người có thể liên lạc với nhau dù ở bất cứ ngóc ngách nào trên thế giới, một thành tựu quan trọng của nhân loại. Tiếc thay, vấn đề lại phát sinh từ chính thành công của nó.

Khi con người đã tìm thấy một không gian mạng “song song” với thế giới thực đem lại nhiều tiện ích và tốc độ cao, chúng ta có xu hướng “copy” mô hình kinh tế và xã hội hiện tại vào nó. Nghe có vẻ triết lý nhỉ, hãy hình dung thế này.

Nhiều người nói Internet là không gian mạng “tự do” nơi bạn có thể chia sẻ và kết nối với bạn bè và người thân mọi lúc mọi nơi, nhưng thực sự có đúng như vậy không? Về cơ bản thì Web 2 đã phục vụ tốt những nhu cầu đó. Nhưng có khi nào bất chợt bạn nhận thấy mình đang bị “giam cầm” trong những “khu vườn” biệt lập mang tên “Facebook” hay “Google”?

Internet Web 2.0
Social Network. Nguồn: Google Image

Đây là những “chính quyền” đang quản lý hàng tỉ user trên môi trường mạng. Tất cả thông tin trên Facebook sẽ được kiểm duyệt để tránh tin giả mạo nhân danh lợi ích của người dùng. Những kết quả tìm kiếm trên Google được quyết định đưa đến người dùng nhờ những thuật toán do Google thiết lập và chịu sự kiểm duyệt bời các chính phủ quốc gia. Google giống như một quyển sách lớn tập trung đang “đút” thông tin cho người dùng hàng ngày dựa trên khả năng sàng lọc thông tin của chính nó.

Nhất cử nhất động của chúng ta trên 2 mạng lưới này đều được thu thập để phân tích hành vi và nhu cầu nhằm phục vụ cho việc hiển thị quảng cáo trúng mục tiêu.

Lấy một ví dụ khác, khi thương mại điện tử phát triển, mỗi khi mua hàng và thanh toán online, bạn phải có tài khoản ngân hàng và thông qua ngân hàng để thanh toán. Hãy nghĩ xem, tại sao bạn không thể tự thanh toán cho món hàng đó mà phải nhờ một trung gian tài chính làm điều đó? Và chắc chắn bạn không có lựa chọn nào khác ngoài việc tin tưởng ngân hàng sẽ bảo mật toàn bộ thông tin giao dịch của mình.

Khi muốn gửi tin nhắn cho bạn bè, bạn phải thông qua Facebook làm trung gian vận chuyển thông điệp. Có thể bạn đã quá quen với việc này đến nỗi quên đi cảm giác như mình giống như những “đứa trẻ” không được tin tưởng tự làm những gì mình muốn mà phải thông qua một “bậc phụ huynh” nào đó. Tại sao lại thế? Tại sao chúng ta không thể tin tưởng nhau mà không cần phải kiểm duyệt bởi một bên thứ 3?

Những “gã khổng lồ” cung cấp các dịch vụ online thiết yếu hiện nay cơ bản không có ý đồ xấu gì với người dùng và họ cũng không cung cấp dịch vụ vì mục đích “từ thiện”. Họ đơn giản chỉ đang kiếm tiền từ sự trung thành của người dùng, mớm thông tin cho chúng ta và sẵn sàng cắt ngang dịch vụ nếu có bất cứ sự bất lợi nào xảy ra với họ hoặc một thế lực bên ngoài nào đó có thể tác động đến lợi ích của họ.

Nói rộng ra một chút, hầu hết chúng ta không sợ bị xâm hại về mặt thông tin từ chính quyền của các quốc gia cũng như các công ty cung cấp dịch vụ trên Internet. Tuy nhiên cũng có những trường hợp khá nghiêm trọng, có thể nguyên nhân là do sự mất hài hoà về mặt lợi ích giữa các bên. Hãy nhìn lại trường hợp của Wikileak vào năm 2010. Vụ rò rỉ thông tin tham nhũng và bê bối từ chính phủ của nhiều quốc gia do một nhóm phóng viên đăng tải đã bị vùi dập và bố ráp bởi các trung gian tài chính khổng lồ như PayPal và Visa mà không dựa trên một cơ sở pháp lý nào. Nghĩ xem, nếu bạn muốn ủng hộ hay donate cho Wikileak thì cơ bản là vô phương.

Social Media Freeway
Social Media Freeway. Nguồn: Google Image

Internet từ khi được khai sinh đã được tâng bốc bởi những lời hoa mỹ như “đây là một môi trường mạng tự do, giúp con người liên kết với nhau từ mọi nơi trên trái đất….” Nhưng người ta chưa bao giờ nói với bạn rằng, tất cả thông tin trên Internet đều được “kiểm duyệt” chứ không phải là nơi bạn muốn nói gì thì nói, và mọi thông tin, hành vi của bạn đều được phân tích và theo dõi bởi những “chính quyền số”.

Web 3.0 (hay còn gọi là Web3) là gì?

Khoảng 2017, Gavin Wood, nhà sáng lập của Polkadot và cũng là cựu đồng sáng lập của Ethereum đã nhắc đến cụm từ “Web 3.0” với giao thức truyền tải thông tin tương tự như với Internet hiện nay nhưng chỉ khác là sẽ chẳng có một máy chủ trung tâm nào hoặc một “chính quyền số” hay “gã khổng lồ” Internet nào kiểm soát và kiểm duyệt luồng thông tin.

Công nghệ blockchain hiện nay dù chưa đủ sức mở rộng và phục vụ cho nhu cầu và mong muốn này nhưng sự phát triển không ngừng nghỉ của thị trường crypto cũng như blockchain suốt 13 năm qua đã và đang gửi đến người dùng Internet khắp nơi trên thế giới một thông điệp:

“Một Internet bị kiểm duyệt và tập trung là không phù hợp với sự phát triển của nhân loại trong tương lai, dù rằng các chính quyền quốc gia chẳng hề mặn mà trong việc thay đổi nó.”

Điều cản trở lớn nhất với cuộc cách mạng Web3 chính là thói quen chi phối và kiểm duyệt Internet của các chính quyền quốc gia và những “gã khổng lồ” công nghệ. Không khó để thấy nhiều nước đang xem việc thanh toán bằng crypto là phạm pháp, báo chí thì không ngớt những bài náo nói về chính phủ nước này nước nọ cấm giao dịch tiền mã hoá… Nhưng điều đó vẫn không ngăn cản được việc crypto đang ngày càng đi sâu vào cuộc sống của nhiều người trên khắp thế giới.

Bạn có nghĩ rằng nếu xã hội không tiến hành cuộc cách mạng Web3 cho Internet thì cuối cùng nó cũng sẽ bị lũng đoạn và đi theo vết xe đổ của xã hội phong kiến hay chủ nghĩa cộng sản Soviet trong quá khứ?

May thay, có vẻ như chúng ta đang đi đúng lộ trình của cuộc cách mạng với việc Bitcoin được chấp nhận như một loại tài sản hợp pháp ở nhiều quốc gia lớn trên thế giới, El-Salvado chấp nhận Bitcoin như một loại tiền tệ quốc gia. Bitcoin đang âm thầm mở rộng tầm ảnh hưởng của nó như như cách mà hệ điều hành Linux đã âm thầm tạo ra sức ảnh hưởng của mình trước gã khổng lồ Micrsoft.

El Salvador accept Bitcoin payment
Bitcoin được chấp nhận thanh toán tại El salvador – Nguồn: Google Image

Khi các “gã khổng lồ công nghệ” đã bành trướng đế chế của mình đến mức độ gần như bão hoà, lợi nhuận gia tăng từ việc kinh doanh của các công ty này sẽ được dịch chuyển sang các dự án phát triển mới để tiếp tục tạo ra lợi nhuận. Hãy nhìn cách mà Microsoft đang blockchain hoá các sản phẩm của mình, bạn sẽ thấy Web3 không chỉ là một “giấc mơ hão huyền”. Khi đó việc cấm các sản phẩm công nghệ trên môi trường blockchain sẽ ngày càng bất khả thi.

Vậy Web3 trông sẽ thế nào?

Về mặt kĩ thuật, Web3 được xem như một giao thức mới giúp phi tập trung hoá Internet hiện nay. Người dùng sẽ khó cảm nhận được sự thay đổi của nó về mặt hình thức như cách họ đã bắt đầu làm quen với Web 1.0 và Web 2.0.

Ở góc nhìn của người dùng cuối, Web3 thoạt nhìn bề ngoài cũng không khác mấy so với Web 2.0. Các nhà phát triển vẫn sử dụng những công nghệ truyền thống như HTML5, CSS… Tuy nhiên đằng sau đó là những công nghệ blockchain như Polkadot giúp kết nối các giao thức blockchain để hỗ trợ người dùng tham gia vào các giao dịch không kiểm duyệt qua môi trường Internet. Cơ bản thì bạn chẳng cần phải hiểu cách thức hoạt động của blockchain mà cứ sử dụng Internet như trước kia.

Chúng ta vẫn dùng các trình duyệt web nhưng có thể chúng sẽ có một cái tên gọi khác như “ví” (wallet) hoặc “trình lưu trữ chữ kí” (key stores) để đại diện cho việc định danh cá nhân và sở hữu tài sản kỹ thuật số, cho phép chúng ta giao dịch và thanh toán mà không cần phải thông qua hệ thống ngân hàng truyền thống.

Web 1.0 2.0 3.0
Web3 so với web 1.0 và 2.0 – nguồn: Google Image

Trải nghiệm Internet sẽ cá nhân hóa và có tính ẩn danh cao hơn, kèm theo đó là những lợi ích về mặt vật chất mà nền kinh tế blockchain đem lại. Hãy nhớ rằng, Internet dựa trên nền tảng blockchain vận hành được nhờ vào cơ chế đồng thuận của tất cả người dùng tham gia trên đó chứ không phải tập trung vào một nhà cung cấp nào đó. Vì thế tất cả những chủ thể tham gia đều có lợi về mặt kinh tế. Đó chính là cái hay và mới lạ của Web3. Bạn là người thụ hưởng dịch vụ. Bạn cũng là người tham gia vào cung cấp dịch vụ và đi kèm với nó là lợi ích chia sẻ từ sự đóng góp đó. Chúng ta sẽ phân tích điều này rõ hơn trong một bài viết khác.

Web3 sẽ tạo ra một nền kinh tế kỹ thuật số hoàn toàn mới, hình thành các mô hình kinh doanh và những thị trường mới. Việc kiểm duyệt Internet từ các chính phủ và xâm phạm thông tin cá nhân để trục lợi sẽ ngày càng khó hơn. Những gã khổng lồ như Facebook và Google cũng như chính phủ các quốc gia sẽ thích ứng như thế nào với viễn cảnh này? Chúng ta chưa thể nói chắc chắn được gì. Còn bạn thì sao? Bạn có tin vào viễn cảnh này không?

Bạn nên làm gì nếu tin tưởng vào tương lai của Web3?

Web3
Web3 – nguồn: Google Image

Nếu tin tưởng vào tương lai của Web3, bạn nên bắt đầu tìm hiểu về blockchain, crypto và trải nghiệm đầu tư các tài sản mã hoá như BTC (Bitcoin), ETH (Ether) và các đồng coin tiềm năng khác. Nếu bạn là người hoàn toàn mới trong thị trường crypto, hãy dành một khoản vốn mà bạn có thể xem là “chi phí” trải nghiệm và học hỏi về blockchain để đầu tư. Không có khoản đầu tư nào là an toàn 100% nhưng những nhà đầu tư dài hạn, có niềm tin, tư duy mở và có tầm nhìn thường là những người sẽ hái “quả ngọt” trong tương lai.

Chúc các bạn thành công.

P/S: nếu bạn có ý kiến, thắc mắc gì về Web3 thì nhớ để lại comment bên dưới nhé.

— Nguồn: Remitano.com —


► Đăng ký miễn phí sàn OKEx: https://cutt.ly/okexfree
► Đăng ký miễn phí sàn Binance:https://cutt.ly/binfree
► Đăng ký miễn phí sàn Remitano: https://cutt.ly/remifree
► Đăng ký miễn phí sàn Huobi: https://cutt.ly/huobifree


❥❥❥ FOLLOW Chân Đất & Cóc:
📚 Chân Đất Blog: chandat.net
💻 Chân Đất Channel: youtube.com/@chandatvn
🤝 Chân Đất Bang: fb.com/groups/chandatbang
🤝 Chân Đất Fanpage: fb.com/chandatpage
🛒 Chân Đất Shop: chandat.net/shop
🤖 Chân Đất Discord: chandat.net/dsc
🐸 Facebook Cóc Admin: fb.com/luckyluke1080
🐸 Nhà Của Cóc: youtube.com/@nhacoc
📧 Email liên hệ: admin@chandat.net


🎁 Chân Đất Shop:
Dịch vụ 5 sao, bảo hành chu đáo
Youtube Premium: chandat.net/yt
MS Office 365: chandat.net/365
Canva Pro: chandat.net/cv
ChatGPT Plus: chandat.net/gpt

5
1
vote
Article Rating

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments